Nhận xét về xử lý nợ xấu Công_ty_Quản_lý_tài_sản_VAMC

  • Phân tích về thực chất quá trình xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, TS. Nguyễn Tú Anh, Trưởng ban Kinh tế vĩ mô, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, cách xử lý nợ xấu như hiện nay chưa đúng bản chất, chỉ mới đặt nợ xấu sang một bên, hiện tại cả người gửi tiền và người vay tiền đều đang phải gánh nợ xấu của ngân hàng. Trên thực tế, chi phí để bảo vệ việc khắc phục nợ xấu này vẫn phải đè vào ngân hàng và ngân hàng vẫn phải để ra một khoản dự phòng cho việc này. Do đó người đi vay phải chịu mức lãi suất cao hơn, do đó nhu cầu vay ít hơn. Nhu cầu vay ít hơn thì cầu tiền gửi giảm khiến lãi suất tiền gửi cũng giảm theo.[8]
  • Theo TS. Nguyễn Xuân Thành, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright và Trường QLNN Harvard Kennedy, “tỷ lệ nợ xấu đã được đưa về 2,9% vào quý 3/2015 là nhờ mô hình VAMC. Hơn 225 nghìn tỷ đồng nợ xấu đã được chuyển cho VAMC, trong đó mới xử lý được gần 16 nghìn tỷ đồng. Nếu cộng ngược trở lại số nợ xấu đã bán nhưng chưa xử lý được thì tỷ lệ nợ xấu vẫn là 7,6%” [8]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Công_ty_Quản_lý_tài_sản_VAMC http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/ebank/no-xa... http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/nghi-dinh-34-m... http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/vamc-da-thu-ho... http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/vamc-phat-hanh... http://www.bvsc.com.vn/News/2013522/243943/no-xau-... http://luatvietnam.vn/VL/669/Nghi-dinh-342015NDCP-... http://sbvamc.vn/gioi-thieu-chung/cong-ty-quan-ly-... http://vov.vn/kinh-te/ca-nguoi-gui-va-vay-tien-deu...